28 Th9 Các Biện Pháp Phòng Tránh Bệnh Đau Mắt Đỏ
KHI ĐANG CÓ DỊCH ĐAU MẮT ĐỎ, CHÚNG TA CẦN LƯU Ý CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH
– Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
– Rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý (nước muối 0,9%), ngày ít nhất 3 lần vào các buổi sáng, trưa, tối.
– Không dùng chung thuốc nhỏ mắt, không dùng chung đồ đạc với người đau mắt.
– Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt.
– Hạn chế đến những nơi đông người.
– Hạn chế sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm, hạn chế đi bơi.
CÁCH XỬ TRÍ KHI BỊ BỆNH HOẶC NGHI BỊ BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ:
– Lau rửa ghèn, dử mắt ít nhất 2 lần một ngày bằng khăn giấy ẩm hoặc bông, lau xong vứt bỏ khăn, không sử dụng lại.
– Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn.
– Tránh khói bụi, đeo kính mát cho mắt.
– Những trẻ em bị bệnh nên nghỉ học, không đưa trẻ đến trường hoặc những nơi đông người trong thời gian bị bệnh.
– Khi trẻ bị đau mắt, thông thường sẽ bị 1 bên mắt trước, bố mẹ và người nhà cần chăm sóc trẻ thật cẩn thận, để tránh nhiễm bệnh cho mắt còn lại. Cho trẻ nằm nghiêng một bên, nhỏ mắt rồi dùng gạc y tế lau ngay ghèn, dử và nước mắt chảy ra (làm tương tự đối với người lớn).
– Tránh ôm ấp khi trẻ em bị bệnh, ngủ riêng.
– Trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt, cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
– Người bệnh cần được nghỉ ngơi, cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc. Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt. Không dùng thuốc nhỏ mắt của người khác.
– Không đắp các loại lá vào mắt như là trầu, lá dâu…
– Khi có dấu hiệu đau mắt đỏ phải đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị.
========================
BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÁI AN
Địa chỉ: Số 167 Nguyễn Sinh Sắc, P. Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An
Hotline: 0962.495.115 – Cấp Cứu: (0238) 3535.777
Website: http://benhvienthaian.com/
Làm việc: Từ thứ 2 đến Chủ Nhật, kể cả ngày Lễ
Thông tin liên quan
- Nguy cơ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên do thời tiết chuyển mùa nóng sang lạnh
Nguy cơ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên do thời tiết chuyển mùa nóng sang lạnh - LỄ TRAO GIẢI HỘI THI ĐIỀU DƯỠNG, NỮ HỘ SINH, KỸ THUẬT VIÊN NĂM 2023
Chiều ngày 19/10/2023, Công ty CP Y tế Nghệ An - Bệnh viện Đa khoa Thái An đã tổ chức Lễ Trao Giải Hội thi. Các thí sinh đại giải cao Nhất, Nhì, Ba và Khuyến khích đã được trao Bằng Khen và phần thưởng xứng đáng cùng lời chúc mừng từ BLĐ Công ty - Bệnh viện cùng đồng nghiệp các khoa, phòng trong Bệnh viện.
Sau 02 ngày thi (12 &14/10/2023), Hội thi ĐDV, KTV, NHS giỏi năm 2023 đã kết thúc thành công tốt đẹp. Ban tổ chức & Ban Giám khảo đã nhận được sự đồng thuận cao từ các khoa, phòng, đặc biệt là từ các thi sinh dự thi. Qua đánh giá, công tác chuẩn bị và tổ chức hội thi được thực hiện nghiêm túc, chu đáo, khoa học, có chất lượng chuyên môn cao. Hội thi đã góp phần nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành của đội ngũ ĐDV, NHS, KTV trong toàn viện.
Kết thúc hội thi, BTC đã đã tổng kết điểm như sau: Điểm TB cao nhất (cả lý thuyết và thực hành) là Khoa Ngoại: 9,66 với 28,7% thi sinh tham dự đạt 9 điểm, 53,5% đạt trên 8 điểm. Không có thí sinh nào... - Cúm thường và Cúm A khác nhau như thế nào?
Cúm thường và Cúm A khác nhau như thế nào?
Cúm thường và Cúm A là hai bệnh rất dễ mắc phải, đặc biệt trong điều kiện khí hậu nồm ẩm như hiện nay. Mức độ nguy hiểm của cúm thường và Cúm A là không giống nhau nhưng chúng lại thường bị nhầm lẫn là một. Vậy có thể phân biệt hai bệnh này bằng cách nào? Mời bạn đọc tham khảo những thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc nhé.
1. Cúm thường là gì? Cúm A là gì?
Cúm thường và Cúm A đều là những bệnh gây ra bởi virus. Tuy nhiên mức độ nguy hiểm của hai bệnh này là hoàn toàn khác nhau. Bệnh cúm thường (cảm cúm) thường nhẹ, nhanh khỏi sau vài ngày và ít gây ra các biến chứng nguy hiểm. Trong khi đó, Cúm A là bệnh nguy hiểm, tiến triển nhanh và khó kiểm soát, dễ gây biến chứng. Cụ thể như sau:
Cúm thường và Cúm A đều là bệnh gây ra bởi virus
Cúm thường
Bệnh này còn được gọi với cái tên thông thường là cảm cúm, cảm lạnh. Bệnh cúm thường xảy ra hầu như quanh năm, nhưng đặc biệt vào mùa thu đông do đặc tí... - Tài liệu phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Bộ Y tế phê duyệt các tài liệu truyền thông phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Quyết định số 1949/QĐ-BYT ngày 15/07/2022, gồm 10 tài liệu, cụ thể sau:
Video Clip
Tài liệu 1: Kỹ thuật Vệ sinh tay để phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Link tải file:
https://1drv.ms/u/s!Amm0pPafka61hNEDpCKneH3LRwyTYw?e=CatAhd
Tài liệu 2: Hướng dẫn lựa chọn và sử dung khẩu trang y tế và khẩu trang N95 trong phòng, chống bệnh dịch COVID-19
Link tải file:
https://1drv.ms/u/s!Amm0pPafka61hNEDpCKneH3LRwyTYw?e=CatAhd
Tài liệu 3: Hướng dẫn Vệ sinh khử khuẩn bề mặt môi trường trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Link tải file:
https://1drv.ms/u/s!Amm0pPafka61hNEDpCKneH3LRwyTYw?e=CatAhd
2.Inforgraphic
Tài liệu 4: Kỹ thuật 6 bước vệ sinh tay thường quy, tải TẠI ĐÂY
Tài liệu 5: Chỉ định vệ sinh tay , tải TẠI ĐÂY
Tài liệu 6: Chỉ định sử dụng khẩu trang y tế và khẩu trang N95 trong phòng, chống b...