0962495115
 

Omicron – Biến chủng nguy hiểm mới của virus SARS-CoV-2

Omicron – Biến chủng nguy hiểm mới của virus SARS-CoV-2

1. Biến chủng Omicron là gì?

Tổ chức WHO đã gọi tên biến chủng SARS-CoV-2 mới xuất hiện ở Nam Phi là Omicron (B.1.1.529) và xếp vào nhóm biến chủng đáng lo ngại (VOC) khi có khả năng lây nhiễm mạnh hơn 500% so với biến thể Delta.

Biến chủng Omicrom có tên gọi khác là B.1.1.529

Các cá nhân cần thực hiện các biện pháp để giảm nguy cơ mắc COVID-19, bao gồm các biện pháp xã hội và sức khỏe cộng đồng đã được chứng minh như đeo khẩu trang vừa vặn, vệ sinh tay, giữ khoảng cách, cải thiện sự thông thoáng của không gian trong nhà, tránh không gian đông đúc và thực hiện tiêm chủng đầy đủ.

WHO có các phân SARS-CoV-2 gồm biến thể đáng quan tâm (VOI) và biến thể đáng lo ngại (VOC).

SARS-CoV-2 VOI là một biến thể SARS-CoV-2:

  • Với những thay đổi di truyền được dự đoán hoặc biết là có ảnh hưởng đến các đặc điểm của virus như khả năng lây truyền, mức độ nghiêm trọng của bệnh, vượt qua hệ thống miễn dịch, thoát chẩn đoán hoặc điều trị.
  • Và đã được xác định là gây ra sự lây truyền cộng đồng đáng kể hoặc nhiều cụm COVID-19, ở nhiều quốc gia với tỷ lệ bệnh lây lan càng tăng cùng với số trường hợp gia tăng theo thời gian, hoặc các tác động dịch tễ học rõ ràng khác cho thấy một nguy cơ mới đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu.

SARS-CoV-2 VOC là chỉ một biến thể SARS-CoV-2 đáp ứng định nghĩa của biến thể đáng quan tâm và thông qua đánh giá so sánh, đã được chứng minh là có liên quan đến một hoặc nhiều thay đổi dưới đây ở một mức độ có ý nghĩa toàn cầu về sức khỏe cộng đồng:

  • Làm tăng khả năng lây truyền hoặc thay đổi bất lợi trong dịch tễ học COVID-19.
  • Hoặc làm tăng độc lực hoặc thay đổi biểu hiện bệnh lâm sàng.
  • Hoặc làm giảm hiệu quả của các biện pháp xã hội và sức khỏe cộng đồng hoặc các phương pháp chẩn đoán, vắc xin, phương pháp điều trị có sẵn.

    2. Biến chủng omicron có nguy hiểm không?

    2. 1. Khả năng lây truyền của biến chủng Omicron

    Vẫn chưa rõ liệu Omicron có khả năng lây truyền cao hơn hay không (ví dụ: dễ lây lan từ người sang người hơn) so với các biến thể khác, bao gồm cả Delta. Số lượng người dương tính đã tăng lên ở các khu vực của Nam Phi bị ảnh hưởng bởi biến chủng này. Tuy nhiên, các nghiên cứu dịch tễ học đang được tiến hành để tìm hiểu xem liệu đó có phải là do chủng Omicron hay các yếu tố khác hay không.

    2.2 Mức độ nghiêm trọng của bệnh do biến chủng Omicron gây ra

    Vẫn chưa rõ liệu nhiễm chủng Omicron có gây ra bệnh nặng hơn so với nhiễm các biến thể khác, bao gồm cả Delta hay không. Dữ liệu thu thập sơ bộ cho thấy tỷ lệ nhập viện ngày càng tăng ở Nam Phi, nhưng điều này có thể là do tổng số người bị nhiễm bệnh ngày càng tăng, chứ không phải là kết quả của nhiễm trùng cụ thể với Omicron.

    Hiện tại, chúng ta chưa có thông tin nào cho thấy các triệu chứng liên quan đến chủng Omicron khác với các biến thể khác. Các trường hợp nhiễm COVID-19 được báo cáo ban đầu là ở các sinh viên đại học, nhưng việc hiểu được mức độ nghiêm trọng của biến chủng Omicron sẽ mất vài ngày đến vài tuần. Tất cả các biến thể của virus SARS-CoV-2, bao gồm cả chủng Delta đang chiếm ưu thế trên toàn thế giới, có thể gây ra bệnh nặng hoặc tử vong

    3. Cần làm gì với biến chủng Omicron?

  • Các hành động được đề xuất cho mọi người

    Các bước hiệu quả nhất mà các cá nhân có thể thực hiện để giảm sự lây lan của vi rút COVID-19 là:

    • Giữ khoảng cách với những người khác ít nhất 1 mét.
    • Đeo khẩu trang vừa vặn
    • Mở cửa sổ để đảm bảo thông gió.
    • Tránh không gian kém thông gió hoặc đông đúc
    • Giữ tay sạch sẽ
    • Ho hoặc hắt hơi vào khuỷu tay gấp lại hoặc khăn giấy
    • Tiêm phòng khi đến lượt.
  • (THEO WHO – TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI)
  • Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE 0962.495.115 Hoặc qua Fanpage: Bệnh Viện Đa Khoa Thái An để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Thông tin liên quan